28.02.23

Tối ưu thăng hạng tìm kiếm với Google Search Console

Cách tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm với Google Search Console
5/5 - (1 bình chọn)

Nếu bạn đang tìm cách cải thiện thứ hạng tìm kiếm cho chính trang web của mình, bạn sẽ cần làm quen với Google Search Console. Công cụ này cung cấp cho chủ doanh nghiệp vô vàn thông tin để hình dung về cách trang web hiển thị trên các trang kết quả tìm kiếm. Vậy tại đây, chúng ta cùng thảo luận một vài phương pháp giúp tối ưu trang web hữu ích nhất. Từ đó, bất cứ ai cũng biết cách cải thiện thứ hạng SEO cho trang và thu hút nhiều lượt truy cập hơn!

Cài đặt Google Search Console

Bước đầu tiên để sử dụng Google Search Console là – cài đặt! Bạn cần ghé trang Google Developers và làm theo hướng dẫn. Khi tài khoản được tạo thành công, bạn bổ sung trang web của mình bằng cách nhấn chọn nút  “Add a Property” và điền liên kết tới trang web.

Có rất nhiều cách thức để xác thực một trang web, bao gồm tên miền, thẻ HTML, thẻ Google Analytics. Kỹ thuật phổ biến nhất là dùng thẻ HTML, và nếu bạn dùng WordPress, mô-đun Yoast SEO cũng đã bao gồm cả chức năng đó.

Tiếp đến, bạn hãy tải lên bộ sơ đồ trang web. Khi bạn tạo một trang mới hay cập nhật trên một trang có sẵn, trang web của bạn sẽ được yêu cầu để thiết lập hóa chỉ số và dữ liệu bởi Google ngay tức thì. Hàng tháng, bạn sẽ nhận báo cáo kỹ thuật từ Google Search Console qua email.

Hiểu rõ ý nghĩa của bộ thông tin cung cấp bởi Google Search Console

Báo cáo lưu lượng truy cập của website

Mục Performance sẽ cung cấp báo cáo chi tiết việc người dùng truy cập (ghé thăm) và tương tác với trang web của bạn.

Bước quan trọng trong việc giải mã dữ liệu Consol là để hiểu ý nghĩa của mỗi chỉ số khác nhau.

  • Clicks (Lượt nhấp chuột) là con số về số lượt người dùng nhấn vào trang web của bạn từ trang kết quả tìm kiếm.
  • Impressions (Lượt hiển thị)
  •  số lượt trang web của bạn xuất hiện trên trang tìm kiếm, kể cả khi nó chưa có lượt ghé thăm.
  • The click-through rate (CTR) – Tỉ lệ chuyển đổi nhấp chuột là phần trăm hiển thị mang về được 1 lượt nấp chuột.
  • Queries (Truy vấn) là những cụm từ mà mọi người đã tìm kiếm dẫn đến việc trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
  • The average position (Vị trí hiển thị trung bình) đúng như tên gọi của nó, chỉ thứ hạng hiển thị trung bình của trang web của bạn cho một truy vấn cụ thể.
  • Pages/Session (Số trang/Phiên truy cập) là số lượng trang trung bình mà người dùng truy cập khi họ đến.

Báo cáo kỹ thuật

  • Báo cáo tổng hợp số liệu: Để biết trang của bạn đang được thiết lập tốt như thế nào trong Google Index.
  • Báo cáo sơ đồ trang: Chúng ta sẽ xem xét cách Google nhìn thấy trang web của bạn, cách Google xem xét trang web của bạn và xem liệu bạn có thể vượt qua với 4 trạng thái: hợp lệ, hợp lệ có cảnh báo, lỗi hay không.
  • Báo cáo khả năng sử dụng di động: Đề cập bất cứ lỗi sử dụng di dộng nào với trang web
  • Báo cáo hệ thống dữ liệu: Giúp bạn biết liệu Google có đang sử dụng dữ liệu có cấu trúc trên trang web hay không và nếu có thì liệu có bất kỳ lỗi nào không.
  • Báo cáo liên kết: Cho thấy thông tin về các liên kết trên trang.
  • Báo cáo lỗi bảo mật: Tìm ra mọi lỗi bảo mật xuất hiện trên trang.

Sau khi bạn đã xem qua tất cả các đề xuất, bạn có thể gửi tệp/yêu cầu để Google kiểm tra lại trang web của bạn.

Các bước kiểm tra hiệu suất cơ bản của Google Search Console

Sau khi bạn đã hiểu cơ bản về Google Search Console và cách cài đặt, giờ là lúc tìm hiểu hướng dẫn sử dụng công cụ này để cải thiện thứ hạng SEO cho website.

Đầu tiên, đừng quên điền sơ đồ trang web vì đây là một trong những bước vô cùng quan trọng để làm việc với Google Search Console! Như vậy sẽ giúp Google thu nhập chỉ số cho trang của bạn nhanh và chính xác hơn.

Lời khuyên tiếp theo là bạn nên xem báo cáo chỉ sổ tổng hợp thường xuyên. Báo cáo sẽ cho bạn thấy nếu có trang nào trên website của bạn đang không được theo dõi chỉ số bởi Google. Trường hợp bị thiếu trang, bạn có thể chủ động cập nhật thêm với tính năng ” Submit URL”.

Cuối cùng, bạn hãy luôn kiểm tra Core Web Vital Metrics (cách thức đo lường chỉ số) và đánh giá trạng thái của chúng: xuất sắc, kém hay không mong muốn đối với mỗi URL. Công cụ URL Inspection cũng sẽ cung cấp thông tin về các trang khác nhau của website, bao gồm cả việc chúng có được Google thu nhập dữ liệu hay không.

Kết luận

Google Search Console là công cụ hữu dụng giúp chủ website cải thiện thứ hạng tìm kiếm (SEO). Chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn phía trên, bạn có thể dùng Google Search Console để hoàn tất sơ đồ trang web, kiểm tra báo cáo chỉ số chung, rà soát những hạng mục cốt lõi của trang web. Bạn có thể đảm bảo rằng trang web của mình được tối ưu hóa cho tìm kiếm của Google và cải thiện cơ hội xuất hiện trong các kết quả tìm kiếm hàng đầu.

Như vậy bạn đã nắm trong tay một kiến thức quan trọng cho trang web! Những gì được liệt kê mới chỉ là số ít trong rất nhiều nội dung bạn có thể làm cùng Google Search Console. Để có thêm những thông tin đa dạng hơn, bạn hãy tìm hiểu thêm những hướng dẫn khác của Sutunam. 😉

Về Khanh Linh Vu

Marketing Executive tại Sutunam Vietnam