25.03.13

SEO là gì?

SEO

5/5 - (1 bình chọn)

Giải thích về SEO nhờ vào một bức hình, đó chính là mục đích của sơ đồ này, đây là một sơ đồ chắc chắn sẽ giúp được những người đang muốn tóm lược những bước cần làm nhằm tăng mức độ khả thị của một website internet trên các máy tìm kiếm (SEO: Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).

Mặc dù chiến lược SEO hiệu quả nhìn chung khá phức tạp nhưng sơ đồ này lại rất đơn giản vì nó đi kèm những chú thích cụ thể.

Sơ đồ SEO này trước hết là một sơ đồ bao quát giúp hiểu được tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng của website trên các máy tìm kiếm… và công việc cần làm để giúp website của bạn xuất hiện giữa hàng triệu các website khác đang tồn tại. SEO là một phần trong một tổng thể rộng lớn hơn, đó là SEM (Search Engine Marketing – Marketing trên công cụ tìm kiếm).

SEO là gì

SEO là gì (infographic by Sutunam.com)

 

1. Nội dung

Các máy tìm kiếm sẽ đánh giá nội dung của website để từ đó xếp hạng cho website này. Các máy tìm kiếm ưu tiên các website có nội dung văn bản mà một thuật toán có thể hiểu được dễ dàng.

  • 1a) Việc lựa chọn từ hoặc cụm từ khóa mà chúng ta mong muốn dựa vào để xếp hạng giữ vai trò quan trọng nếu chúng ta muốn xuất hiện khi người dùng internet thực hiện tìm kiếm, những tìm kiếm này sẽ làm nảy sinh các lưu lượng truy cập website tương ứng. Vì vậy nên sử dụng các từ khóa mà người dùng có thể sẽ sử dụng để tìm kiếm.
  • 1b) Các trang của website phải được tổ chức sao cho công việc tìm kiếm của cả người dùng internet và các chương trình robot tự động trở nên dễ dàng hơn. Việc tổ chức website phải đảm bảo lô-gic bằng cách sắp xếp hợp lý các chủ đề được đề cập đến.
  • 1c) Mỗi một trang của website phải ưu tiên tối ưu hóa đối với các cụm từ khóa đã được nhắm trước. Một văn bản giàu ngữ nghĩa (từ đồng nghĩa, chú dẫn) sẽ giúp máy tìm kiếm dễ dàng tiến hành xếp hạng hơn.
  • 1d) Các đường dẫn nội bộ giữa các trang (được cấu tạo từ các cụm từ khóa phù hợp) sẽ giúp người dùng tiếp cận thông tin chi tiết dễ dàng hơn và giúp các máy tìm kiếm nhận ra được tầm quan trọng của các trang này.
    1e) Việc cập nhật thường xuyên những nội dung mới cũng góp phần thúc đẩy việc xếp hạng dựa trên các cụm từ mới, đây cũng là một chỉ báo về hoạt động của website đối với các máy tìm kiếm.

2. Netlinking

Được đề cập chi tiết hơn ở sơ đồ Netlinking, đây là một yếu tố quan trọng giúp tăng khả năng xuất hiện của website đối với người dùng và các máy tìm kiếm.

  • 2a) Số lượng đường dẫn chỉ về website của bạn có ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của website. Tốt nhất là nên có những đường dẫn chỉ đến từ nhiều domain khác nhau.
  • 2b) Các website mà từ đó các đường dẫn của bạn xuất phát rất quan trọng. Nếu bạn có các đường dẫn xuất phát từ các website được các máy tìm kiếm biết đến nhiều và được website của bạn ưu tiên thì khi đó các website này sẽ đánh giá một cách tích cực hoạt động linking trên website của bạn.
  • 2c) Vị trí của các đường dẫn chỉ đến website của bạn ảnh hưởng đến mức độ đáng tin cậy của website theo đánh giá của các máy tìm kiếm. Một đường dẫn được đặt ở phần xã luận bao giờ cũng gây hiệu quả tốt hơn so với một đường dẫn nằm lạc ở cuối phần footer.
  • 2d) Các từ cấu thành nên các đường dẫn chỉ về các trang trên website của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng của website. Bạn nên tạo một đường dẫn dựa trên một từ khóa hơn là tạo đường dẫn theo kiểu truyền thống “Nhấp chuột vào đây”.

Cần lưu ý rằng việc có những đường dẫn đi sâu cũng rất hiệu quả (tức là các đường dẫn chỉ về các trang bên trong của website).

3. Khả năng truy cập

Đây là một khái niệm khá phức tạp, dựa trên hình dung rằng bạn giao website của bạn cho các máy tìm kiếm.

  • 4a) Uy tín của website, đây là một loại nhãn tín nhiệm mà máy tìm kiếm dành cho website của bạn. Wikipedia có uy tín rất lớn trên Google và skyblog có ít uy tín hơn. Số lượng và chất lượng của các đường dẫn về website của bạn mang tính quyết định đối với uy tín của website.
  • 4b) Quá trình lịch sử của website cũng tác động đến sự tín nhiệm của máy tìm kiếm. Một website có malware, đã có 10 lần thay đổi nội dung, 10 lần thay đổi chủ sở hữu có thể sẽ không được máy tìm kiếm coi trọng.

5. Mạng xã hội

Các yếu tố mới này của website có thể tác động đến cách nhìn nhận của các máy tìm kiếm đối với website của bạn. Một trang có URL được chia sẻ trên Twitter hay trên Facebook, được cộng điểm trên Google (Google +1) thì trang đó được cho là đã được người dùng đánh giá tốt. Đây là một dấu hiệu được Google tích cực tìm kiếm.

6. Người dùng

Mặc dù chúng ta thường đặt người dùng ở mức độ ưu tiên sau cùng nhưng họ lại chính là trung tâm của các hoạt động SEO dành cho website. Nếu không có người dùng, việc xếp hạng và mức độ khả thị sẽ không có tác dụng gì.

Người dùng cũng tác động đến xếp hạng của website của bạn. Thật vậy, việc tìm kiếm của người dùng, lịch sử tìm kiếm và khoảng thời gian họ lưu lại trên website sẽ tác động tới đánh giá của các máy tìm kiếm đối với website và tác động đến sự xuất hiện của website trong các kết quả của máy tìm kiếm.

Về Cuong Nguyen Van