22.01.20

Cơ hội cho Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020

5/5 - (2 bình chọn)

Ngay sau quyết định dừng trang thương mại điện tử Adayroi của ông lớn Vingroup thì tập đoàn khổng lồ Hàn Quốc Lotte cũng quyết định dừng toàn bộ hoạt động của lotte.vn, trang bán hàng trực tuyến của tập đoàn này tại thị trường Việt Nam.

Vậy là hai gã khổng lồ đã quyết định dừng cuộc đua thương mại điện tử tại Việt Nam. Vingroup dừng Adayroi, sát nhập mảng bán lẻ trực tuyến vào VinID còn Lotte.vn cũng chính thức đóng cửa vào ngày 20 tháng 1 năm 2020 sau 3 năm hoạt động.

Trong cuộc đua đầy tiềm năng của ngành tiêu dùng nhanh FMCG (Fast-moving Consumer Goods), Lotte thực sự đã đánh mất vị trí của mình trên cả hai mặt trận là siêu thị bán lẻ và thương mại điện tử khi phải đối mặt với với hai đối thủ đáng gờm là VinMart và Bách hóa Xanh. Không có gì ngạc nhiên khi VinMart được đánh giá cao hơn bởi mạng lưới các siêu thị, cửa hàng tiện lợi VinMart và VinMart+ ở khắp mọi góc phố tại các thành phố lớn.

Tuy nhiên, Lotte và Adayroi không phải trường hợp duy nhất, Cdiscount – trang thương mại điện tử của hệ thống siêu thị BigC thuộc tập đoàn Casino cũng dừng cuộc chơi từ 2016. Tương tự, Robins.vn (tiền thân là zalora.vn được mua lại bởi Nguyễn Kim vào năm 2016) cũng đóng cửa dù khởi đầu khá rầm rộ. Robins.vn là sàn bán lẻ trực tuyến dành cho các cửa hàng quần áo, giày dép, phụ kiện và mỹ phẩm, trang web này bây giờ đã không còn bất kỳ giao dịch trực tuyến nào mặc dù vẫn duy trì các cửa hàng vật lý tại Hà Nội và thành phố Hồ Chính Minh.

Những ông lớn trong cuộc đua này cần tiền và vốn để đầu tư vào các website thương mại điện tử và thường phải chấp nhận thua lỗ trong những năm đầu. Dù đấy là Amazon hay các công ty ở Việt Nam như lingo.vn, beyeu.com…

Mặc dù vậy, các chuyên gia đang nhận định về một tương lai đầy tươi sáng về thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2020. Với sự tăng trưởng của các giao dịch, hàng hóa và hành vi tiêu dùng trực tuyến mới, chắc chắn thị trường sẽ có chỗ cho 4 tay đua: Sendo, Tiki, Lazada và Shopee.

Đâu là các cơ hội cho nền thương mại điện tử Việt Nam?

Trên thực tế tài chính chưa phải là tất cả những gì các tay đua cần đầu tư để chiếm ưu thế trên thị trường. Và nếu bạn chỉ đánh vào thị trường ngách hoặc đầu tư vào chất lượng trải nghiệm người dùng (UX) thì trang web vẫn chỉ là một trang web. Còn có rất nhiều yếu tố quan trọng khác cần đầu tư như xây dựng thương hiệu, tùy chỉnh tính năng hay tùy chỉnh sản phẩm đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng (ví như 3D rendering, tại sao không?) và tùy chỉnh hành trình mua hàng (customer shopping journey).

Cũng sẽ cần thời gian để xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội và sãn sàng để thêm những cải tiến mới trong chiến lược số (digital strategy).

Về Tanguy R