26.05.20

Sau thách thức Covid là cơ hội cho thương mại điện tử Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Trong khuôn khổ sự kiện công nghệ Innovation Summit 2020 được tổ chức vào tháng 05/2020 vừa qua, công ty đo lường và phân tích dữ liệu toàn cầu Nielsen đã đưa ra con số đáng chú ý: 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch Covid-19. Đây là bước chuyển dịch đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng Việt Nam, vốn vẫn ưa thích phần nhiều các hình thức mua sắm truyền thống như chợ hay siêu thị.

Thêm vào đó, theo ý kiến của 38% người khảo sát: dịch vụ ngân hàng trực tuyến và ví điện tử cũng sẽ được sử dụng phổ biến hơn. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, người mua hàng cũng đánh giá cao các doanh nghiệp có tốc độ giao hàng nhanh. Đây có thể xem là chìa khóa đảm bảo sự hài lòng của họ trên môi trường thương mại điện tử.

Đứng trước xu hướng phát triển mạnh mẽ và những thay đổi này, doanh nghiệp cần lưu tâm những gì để giữ chân khách hàng và tăng thêm thị phần? Câu trả lời ở việc đa dạng hóa các kênh bán hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời nắm bắt những cơ hội mới sau mùa đại dịch cũng như trong tương lai công nghệ.

Làm sao để thực hiện được điều đó? 

1. Kết nối với khách hàng đúng cách

Bên cạnh việc xác định cửa hàng truyền thống hay tạp hóa là chìa khóa tiếp cận phân khúc thấp, các doanh nghiệp cũng tập trung hơn mở rộng phân khúc trung và cao cấp với kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Đối với phân khúc phần nhiều ở thành phố lớn này, việc chú trọng nội dung (content is king) phù hợp với mối quan tâm của khách hàng là cách đầu tư hữu hiệu và hiệu quả lâu dài. Điều này cũng thúc đẩy việc việc tìm hiểu và kết nối khách hàng qua đa kênh truyền thông, đặc biệt là trên các nền tảng trực tuyến và di động.

2. Ứng dụng công nghệ mới

Cũng theo một báo cáo khác của Nielsen, 7 trên 10 người dùng đang hoặc sẵn sàng nhận đề xuất mua hàng trên thiết bị kết nối internet. Những thay đổi về hành vi mua hàng này sẽ được người tiêu dùng tiếp tục duy trì trong tương lai. Điều này là cơ sở cho doanh nghiệp chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo:

  • Tận dụng và thúc đẩy thanh toán điện tử, ngân hàng di động, sử dụng mạng xã hội và quản lý cộng đồng hiệu quả để giao tiếp với người dùng, đồng thời đẩy mạnh mua hàng trực tuyến.
  • Đa dạng hóa các kênh bán hàng qua website, mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử (Lazada, Shopee, Amazon)
  • Tăng trải nghiệm của khách hàng trên di động nhờ vào công nghệ PWA.
  • Giảm thiểu sự phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử trung gian bằng cách xây dựng website bán hàng của riệng doanh nghiệp, tuy nhiên có sự liên kết hợp lý và tùy biến nhờ vào việc quản lý đồng nhất hệ thống cửa hàng trực tuyến và truyền thống online-offline (Omnichannel).

Bạn có đang ấp ủ việc tăng tốc thương mại điện tử cho danh nghiệp mình? Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho dự án của bạn.